5 xu hướng chuyển đổi công nghệ số nổi bật năm 2022 tại Việt Nam
10.05.2022
1. Nhà thông minh (Smart home)
Theo dự đoán, xu hướng của thị trường smarthome vào năm 2023 sẽ tăng trưởng 35% và đạt giá trí 8.200 tỷ đồng. Internet of Thing đang ngày càng phổ biến hơn với người Việt. Và nhu cầu của người dùng ngày một cao hơn khi họ mong muốn được trải nghiệm tiện ích mỗi khi về nhà.
Vì vậy, không có gì quá lạ khi Smarthome cũng đang bắt đầu trở thành xu hướng chuyển đổi công nghệ số của các doanh nghiệp. Đây được xem như một bước đi trước thời đại nếu các doanh nghiệp muốn đón đầu xu hướng chuyển đổi số tại Việt Nam.
Với smart home, ngôi nhà của chúng ta đang dần được chuyển mình với nhiều tiện ích được tự động hóa, thông minh hóa và khiến chúng ta thoát khỏi những thói quen thường ngày. Những giải pháp nhà thông minh sẽ giúp bạn điều khiển ngôi nhà của mình bất cứ đâu. Không chỉ vậy, bạn cũng có thể giám sát trực tiếp ngôi nhà của mình trên điện thoại di động một cách nhanh chóng.
Đây là một xu hướng công nghệ tiên tiến, hướng con người đến với cuộc sống tiện nghi và thoải mái.
Nhắc đến smarthome thì không thể thiết công tắc cảm ứng thông minh. Ngoài các tính năng của công tắc truyền thống, công tắc cơ thông minh còn có khả năng tự động bật/tắt, đóng/mở các thiết bị trong nhà qua giọng nói hoặc chỉ bằng 1 chạm.
Ngoài ra tại những ngôi nhà thông minh cũng không thể thiếu được các thiết bị như: ổ cắm thông minh, các thiết bị cảm ứng và rèm thông minh…
2. Công nghệ thực tế ảo VR
Virtual Reality (VR) là công nghệ cho phép người dùng cảm nhận và tương tác với đồ vật. Đặc điểm này của VR chính là lợi thế đối với các doanh nghiệp khi biết cách khai thác, nhờ vậy mà mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng và hầu hết các công ty cung cấp.
Một điều rất rõ ràng là sự cạnh tranh trên thị trường đang ngày càng gay gắt và khốc liệt. Vì vậy doanh nghiệp muốn quảng bá sản phẩm và dịch vụ, bắt buộc phải có một bước đột phá ấn tượng thì mới có thể đến gần hơn với khách hàng. Thay vì chỉ được xem trực tiếp sản phẩm hoặc nhìn qua hình ảnh thì việc được quan sát và trải nghiệm sản phẩm ngay bên ngoài thế giới thực sẽ hấp dẫn hơn nhiều.
Công nghệ thực tế ảo (VR) của Unicloud chính là một công cụ cải tiến nhằm thu hút khách hàng. Từ đó tạo dựng được sự tin tưởng và tăng tính thuyết phục cho một sản phẩm (dịch vụ).
3. Ngân hàng số
Xu hướng chuyển đổi công nghệ số nổi bật trong năm 2022 tiếp theo không thể không kể tới Digital banking (Ngân hàng số).
Chuyển đổi số trong ngân hàng là việc tích hợp số hóa và công nghệ số vào mọi lĩnh vực của ngân hàng. Sự tích hợp này sẽ cho phép tạo mới – hoặc sửa đổi các quy trình kinh doanh, văn hóa và trải nghiệm khách hàng hiện có để có thể đáp ứng các yêu cầu thay đổi của thị trường và mong muốn của khách hàng.
Quá trình chuyển đổi số trong ngân hàng đem lại rất nhiều ưu điểm cho chính doanh nghiệp và khách hàng. Đó là lý do vì sao Digital Banking hiện đang ngày càng được các ngân hàng ưu tiên sử dụng.
Nâng cao trải nghiệm cho khách hàng: Sự thay đổi trong phương thức sử dụng tài chính của khách hàng là nguyên nhân cốt lõi để thúc đẩy chuyển đổi số trong ngân hàng. Vì vậy việc nâng cao trải nghiệm người dùng là vấn đề quan trọng hàng đầu mà các ngân hàng luôn hướng tới.
Chuyển đổi số sẽ giúp ngân hàng tiết kiệm chi phí và tự động hóa các quy trình (từ xử lý hồ sơ cho khách đến tìm kiếm các thông tin…). Từ đó tiết kiệm được đáng kể thời gian và phục vụ khách hàng tốt hơn.
Digital Banking sẽ đáp ứng được kỳ vọng của các ngân hàng trong việc phát triển sản phẩm và dịch vụ mới. Cuối cùng việc thực hiện chuyển đổi sang ngân hàng số nhằm nâng cao tính bảo mật cho doanh nghiệp và khách hàng của mình.
3. Sử dụng CRM để khai thác dữ liệu thúc đẩy chuyển đổi số
Theo Net Solutions thì “tối ưu tiềm năng dữ liệu sở hữu” chính là bí quyết chung của 54% doanh nghiệp thành công trong quá trình chuyển đổi số. Trong số đó có tới 36% doanh nghiệp chọn xây dựng hệ thống kết nối dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau. Điều này để nhằm đảm bảo tính nhất quán và liền mạch trong trải nghiệm khách hàng.
Những dữ liệu này sau khi đã được thu thập và phân tích sẽ giúp doanh nghiệp có cái nhìn chân thực về chân dung khách hàng. Từ đó có thể đưa ra những chiến lược phù hợp trong kinh doanh.
5. Xây dựng hạ tầng công nghệ điện toán đám mây (Cloud)
Hiện nay, thay vì tự tạo dựng một nguồn lực riêng thì các doanh nghiệp đang sử dụng hệ thống và phần mềm có sẵn được cung cấp dưới dạng dịch vụ trả phí như: Gmail, Dropbox, Hubspot, Salesforce,….
Doanh nghiệp nên định hướng tới việc xây dựng hệ thống hạ tầng công nghệ đồng bộ toàn diện và thống nhất. Điều này sẽ bao gồm các phân hệ liên quan đến CRM, HRM, tài liệu, quy trình,.. trên nền tảng điện toán đám mây để quản lý dễ dàng hơn.