sunshine
group

Phong cách kiến trúc Phục Hưng – đỉnh cao nghệ thuật kiến trúc của nhân loại

Kiến trúc thời kỳ Phục hưng là kiến trúc của thời kỳ giữa thế kỷ 14 và đầu 17 đầu ở các vùng khác nhau của châu Âu, thể hiện một sự hồi sinh và phát triển của một số yếu tố của tư tưởng Hy Lạp và La Mã cổ đại và văn hóa vật chất có ý thức

Phong cách, kiến trúc Phục hưng theo kiến trúc Gothic và được kế tục bởi kiến trúc Baroque. Phát triển đầu tiên tại Florence, với Filippo Brunelleschi là một trong những sáng tạo của mình, phong cách thời Phục hưng nhanh chóng lan sang các thành phố khác của Ý. Các phong cách được chuyển đến Pháp, Đức, Anh, Nga và các bộ phận khác của châu Âu vào những thời điểm khác nhau và với mức độ tác động khác nhau.

5

Kiến trúc thời Phục Hưng mang đậm nét tôn giáo, đặc biệt là đạo Thiên chúa. Những hiểu biết về giá trị con người, tôn vinh vai trò và vị trí của con người được khám phá và phát triển mạnh trong thời gian này. Con người được coi như bản sao của hình ảnh của thánh thần. Bắt đầu từ thế kỉ 15 xuất hiện những tham vọng về khả năng phát triển, sự sáng tạo hài hòa và duy lí của con người, để ganh đua với quyền năng của thánh thần, bắt đầu với sự khám phá về luật phối cảnh thẳng của Filippo Brunelleschi, Leone Battista Alberti. Sau đó là sự nở rộ của những tài năng khác như Leonardo da Vinci, Raphael và đặc biệt là Michelangelo.

1

Đặc điểm của kiến trúc Phục hưng 

Trào lưu kiến trúc Phục hưng được khởi đầu bằng việc tẩy chay phong cách kiến trúc Gothic và phục hưng lại di sản kiến trúc La Mã cổ đại. Bố cục công trình rõ ràng, khúc triết, dựa trên các hệ thức cột cổ điển, tuân thủ nguyên tắc “cổ điển” là “chuẩn mực”, nó tái hiện một cách khoa học các giá trị chuẩn mực của nghệ thuật tạo hình cổ đại.

Phong cách Phục Hưng nhấn mạnh vào tính đối xứng, tỷ lệ, hình học và tính hợp lệ của các bộ phận như họ được thể hiện trong kiến trúc của thời cổ đại và đặc biệt là kiến trúc La Mã cổ đại, trong đó có nhiều ví dụ còn lại. Sắp xếp có trật tự của cột, pilasters và các rầm đỡ, cũng như việc sử dụng các mái vòm hình bán nguyệt, mái vòm hình bán cầu, hốc và aedicules thay thế các hệ thống có tỉ lệ phức tạp và các biên dạng bất thường của các tòa nhà thời trung cổ.. Điều đó xuất phát từ việc con người đã tin vào sức mạnh của mình: khác với kiến trúc xã hội phong kiến đã tạo nên những ấn tượng bay bổng, không ổn định, kinh ngạc là do con người không nắm được quy luật thiên nhiên và gửi gắm lòng tin vào thần thánh. Kiến trúc Phục hưng nhấn mạnh vẻ đẹp của con người (chủ nghĩa nhân thế) và đẩy mạnh việc dùng số học và hình học để xác định tỷ lệ của công trình. Các kiến trúc sư Phục hưng tiếp tục phát triển những tỷ lệ toán học chuẩn mực trong thời cổ đại mà Pythagore đã tìm ra trước đây như: 1:1, 1:2, 2:3, 3:4, đây là những tỷ lệ cơ sở để kiến tạo vẻ đẹp cho không gian.

6

Điểm nổi bật của kiến trúc Phục hưng là không sử dụng những yếu tố có hình dạng phức tạp như các công trình thời Trung cổ mà thiên về các hình học cơ bản như hình tròn và hình vuông. Con người thời kỳ này đã lập nên được những bản vẽ về tỷ lệ của cơ thể con người tuân theo những đường giới hạn có dạng hình tròn và hình vuông để qua đó chứng minh rằng tỷ lệ cơ thể con người chính là chuẩn mực.

7

Trong số các bản vẽ này thì tiêu biểu hơn cả là bản vẽ Vitruvian Man, theo ghi chép của Leonardo da Vinci; đây là bản vẽ do Vitruvius lập trong cuốn sách thứ ba của ông về kiến trúc (cuốn De Architectura) trong bộ tác phẩm “Mười cuốn sách kiến trúc”. Vitruvisus đã tìm ra được một tỷ lệ là: con người ở tư thế đứng thẳng, hai tay dang rộng ngang bằng đầu thì các ngón tay và chân sẽ chạm vào chu vi của một đường tròn có tâm trung với vị trí rốn. Một giới hạn theo hình vuông cũng được tìm ra từ tỷ lệ của cơ thể con người. Khoảng cách từ chân tới đầu khi đứng thẳng lưng cũng bằng khoảng cách sải tay khi tay dang ngang vai; có nghĩa là chiều cao và chiều rộng bằng nhau; do đó lập nên một hình vuông.

9

Hệ thống tỷ lệ và các giá trị kiến trúc La Mã cổ đã có ảnh hưởng sâu rộng đến kiến trúc thời kỳ Phục Hưng. Như một “mốt thời thượng mới” được lan truyền, các kiến trúc sư “hành hương” tới Roma, tới các thành phố khác ở Italia và các nơi khác ở châu Âu có vết tích của kiến trúc La Mã cổ đại để nghiên cứu và học tập. Tuy nhiên, hơn 1000 năm đã trôi qua, cuộc sống đã có nhiều thay đổi, các kiến trúc sư Phục hưng đã không sao chép nguyên xi các kiến trúc La Mã cổ đại mà chỉ sử dụng một số luật lệ của Vitruvius đã đề ra và quan tâm nhiều đến yêu cầu của thời đại mới. Chính vì thế, các kiến trúc sư Phục hưng vẫn tạo được cá tính riêng của mình.

SAU ĐÂY LÀ MỘT SỐ KIẾN TRÚC SƯ NỔI TIẾNG THỜI KÌ PHỤC HƯNG

Kiến trúc sư Brunelleschi

3

Filippo Brunelleschi (1377-1446) được biết đến rộng rãi như là kiến trúc sư theo trường phái Phục hưng đầu tiên. Tuy được đào tạo để trở thành thợ kim hoàn ở thành phố quê hương ông – Florence, nhưng Brunelleschi đã sớm nhận thấy được niềm yêu thích của mình đối với kiến trúc, sau đó ông đến Rome để tìm hiểu về các công trình kiến trúc cổ xưa. Ông cũng chính là người đã hoàn thành mái vòm của Nhà thờ Florence Cathedral (Santa Maria del Fiore, hay cũng được biết đến là Duomo). Ông sử dụng các hệ thống thức cột cổ điển như Doric, Ionic và Corinthian một cách nhất quán và phù hợp Mặc dù cấu trúc công trình Brunelleschi có vẻ đơn giản, nhưng có hệ thống nền móng cân đối. Brunelleschi thường bắt đầu với một đơn vị đo lường, tỷ lệ và lặp lại xuyên suốt cả công trình để tạo nên sự hài hòa độc đáo, ví dụ như công trình Ospedale degli Innocenti (Florence, 1419). Công trình này được tính toán và áp dụng mô đun hình lập phương, xác định được độ cao và khoảng cách giữa các cột và chiều sâu của mỗi gian.

Kiến trúc sư Leon Battista  Alberti

 8

Leon Battista Alberti (1404- 1472) làm việc như một kiến trúc sư kể từ năm 1450, chủ yếu ở Florence, Rimini và Mantua. Ngoài vai trò là một người nghiên cứu khoa học nhân văn, Alberti còn là một kiến trúc sư, nhà soạn nhạc và nhà lý luận hội họa. Ông có nhiều luận thuyết, bao gồm Della Pittura (về lĩnh vực hội họa), De Sculptura (về lĩnh vực điêu khắc) và De re Aedificatptia (về lĩnh vực kiến trúc). Luận thuyết đầu tiên, Della Pittura, là một cuốn sách cơ bản, giải thích các nguyên tắc về luật phối cảnh xa gần – qui luật này lần đầu được phát triển bởi Brunelleschi. Alberti đồng ý với sự tôn kính của Brunelleschi đối với kiến trúc La Mã, và được truyền cảm hứng bởi kiến trúc sư Vitruvius, nhà lý luận kiến trúc La Mã duy nhất mà các bản ghi chép được bảo tồn.

Alberti khao khát tái thiết lập được vẻ huy hoàng của kiến trúc cổ đại. Mặt chính của công trình Tempio Malatestiano (Rimini, 1450) và Nhà thờ của Santa Maria Novella (Florence, 1470) được thiết kế lấy cảm hứng từ mặt trước của các đền thờ ở La Mã. Sự hiểu biết uyên thâm của ông về kiến trúc cổ điển cũng được thể hiện ở công trình Nhà thờ của Sant’Andrea (Matua, 1470). Cột chống sử dụng ở công trình không chỉ mang ý nghĩa trang trí mà phát huy tối đa công năng của nó. Đối với Alberti, kiến trúc không chỉ đơn thuần là phương tiện để xây dựng, mà nó còn là nghệ thuật kiến tạo và truyền tải thông điệp.

Kiến trúc sư Andrea Palladio

 4

Andrea Palladio (1508- 1580) là kiến trúc sư nổi tiếng của Cộng hòa Venezia (Venetian Republic), với luận thuyết có tầm ảnh hưởng I Quattro libri dell’architettura (4 tập sách về kiến trúc, 1570, 41.100.126.19). Do nhu cầu xây dựng biệt thự vào thế kỉ 16, Palladio đã tập trung chuyên môn hóa thiết kế kiến trúc nhà ở, mặc dù ông cũng đã thiết kế 2 nhà thờ tuyệt đẹp và ấn tượng San Giorgio Maggiore (1565) và Il Redentore (1576) ở Venice. Các biệt thự của Palladio thường được quy hoạch tập trung, thiết kế theo phong cách biệt thự đồng quê La Mã. Hai công trình tiêu biểu của Andrea Palladio bao gồm biệt thự Emo (Trevisco, 1559) được xây dựng cho giai cấp công nhân và biệt thự Rotonda (Vicenza, 1566-70) là nơi ở của giai cấp quí tộc. Cả hai công trình đều dựa trên các ý tưởng kinh điển về cấu trúc cân đối, sự đối xứng qua trục, sự nhất quán và rõ ràng. Các thiết kế của Palladio đề cao tính đơn giản được sao chép cho các công trình ở vùng nông thôn Anh, và sau đó là ở các vùng thuộc địa phía Nam của Mỹ.

Kiến trúc sư Danoto Bramante

2

Danoto Bramante (1444-1514) đã là người đặt nền móng cơ sở đầu tiên cho việc xây dựng Nhà thờ Saint Pierre phương án xây dựng nhà thờ này của ông được giải thưởng năm 1505, vào lúc tài năng của ông nở rộ. Bramante chính là người chủ trương kiến trúc phải là không gian ba chiều chứ không phải hai chiều, ông chú ý đến hình khối chứ không phải mặt phẳng. Ở Milano ông đã làm bạn với Leonardo da Vinci, một người rất coi trọng hình khối. Chính Bramante là người đã định hình một phong cách Phục hưng chính thống ở Roma, giúp Giáo hoàng thể hiện được đường lối phát triển mạnh mẽ của ông ta dưới chiêu bài: “Urbiet Orbi” (thống trị La Mã và thống trị Thế giới). Bramante mang hoài bão lớn xây dựng một tấm bia kỷ niệm cho một thời đại, ông thiết kế mặt bằng kiểu tập trung, bảo đảm cho nội thất sáng sủa, hài hòa, không có sắc thái thần bí. Phong cách của Bramante đã được định hình qua tác phẩm Tempietto ở Montorio và một số công trình như các sân lớn tòa Thánh Vatican; sân Saint Damat và sân Belvedere.

Kiến trúc sư Michelangelo

 10

Michelangelo (1475-1564) là một hoạ sĩ nhà điêu khắc, kiến trúc sư, nhà thơ và kỹ sư thời kỳ Phục hưng Italia. Dù ít có những đột phá bên ngoài nghệ thuật, sự uyên bác của ông trong các lĩnh vực đạt tới tầm mức khiến ông được coi là một người xứng đáng với danh hiệu nhân vật thời Phục hưng, cùng với đối thủ và là người bạnLeonardo da Vinci.  Khả năng sáng tạo của Michelangelo trong mọi lĩnh vực ông tham gia trong suốt cuộc đời dài của mình rất phi thường; khi tính cả các thư từ, phác thảo, ký sự còn lại, ông là nghệ sĩ được ghi chép đầy đủ nhất về cuộc đời ở thế kỷ 16. Hai trong số các tác phẩm nổi tiếng nhất của ông Pietà và David, được thực hiện trước khi ông sang tuổi 30. Dù ông không được đánh giá nhiều trong hội hoạ, Michelangelo cũng đã tạo ra hai trong các tác phẩm có ảnh hưởng lớn nhất trong thể loại bích hoạ trong lịch sử Nghệ thuật phương Tây: các cảnh Chúa sáng tạo ra thế giới trên trần và Sự phán xét cuối cùng trên bức tường bệ án thờ Nhà nguyện Sistine ở Rome. Là một kiến trúc sư, Michelangelo là người tiên phong trong phong cách Mannerist tại Thư viện Laurentian. Ở tuổi 74 ông kế tục Antonio da Sangallo Trẻ trở thành kiến trúc sư của Nhà thờ thánh Peter. Michelangelo đã thay đổi đồ án, góc phía tây được hoàn thiện theo thiết kế của Michelangelo, mái vòm được hoàn thành sau khi ông mất với một số sửa đổi.